Đầu Tư Giá Trị: Cách áp dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nếu bạn đang quan tâm đến xây dựng danh mục đầu tư ổn định và an toàn, hay đầu tư vào các công ty có tiềm năng phát triển dài hạn và định giá hợp lý, thì đầu tư giá trị có thể là phương pháp thích hợp cho bạn

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đầu tư giá trị là gì? Qua đó, bạn sẽ được tìm hiểu mọi điều cần biết về đầu tư giá trị như: Nguyên tắc đầu tư, chiến lược đầu tư và đặc biệt, bạn cũng được hướng dẫn chi tiết với ví dụ minh họa cụ thể cách định giá cổ phiếu dựa vào chỉ số tài chính một cách đơn giản nhất.

*****

1. Đầu tư giá trị là gì.

Đầu tư giá trị tập trung vào việc tìm kiếm các cổ phiếu bị thị trường định giá thấp. Và một cổ phiếu bị định giá thấp là các cổ phiếu có giá trị thực (hay còn gọi là giá trị nội tại) cao hơn giá đang giao dịch trên thị trường chứng khoán. Khi đầu tư vào các cổ phiếu này, bạn sẽ thu được lợi nhuận khi giá cổ phiếu tăng lên về đúng giá trị thực của nó. Tuy nhiên, đầu tư giá trị cũng giống như bất kỳ phương pháp đầu tư nào khác, nó cũng có những rủi ro nhất định. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn đúng cổ phiếu và kiên nhẫn chờ đợi chúng tăng giá.

2. Lịch sử của phương pháp đầu tư giá trị

Đầu tư giá trị được Graham và Dodd – hai giáo sư Trường Kinh doanh Columbia, khởi xướng vào đầu những năm 1930. Benjamin Graham và David L. Dodd đã viết một cuốn sách có tên là Phân tích Chứng khoán (Security Analysis). Cuốn sách này, ngày nay vẫn được sử dụng phổ biến, trình bày các nguyên tắc về đầu tư giá trị. Graham và Dodd cho rằng thị trường thường có những giai đoạn bất hợp lý và đó là cơ hội để mua cổ phiếu với giá thấp hơn so với giá trị nội tại của chúng. Họ đã đưa ra một số chiến lược đầu tư giá trị để quản lý rủi ro.

Review sách phân tích chứng khoán Benjamin Graham pdf

3. Cách áp dụng phương pháp đầu tư giá trị

Có thể thấy rằng đầu tư giá trị xoay quanh vấn đề xác định giá trị thực của doanh nghiệp. Để sử dụng phương pháp này, nhà đầu tư cần phải hiểu được giá trị của một doanh nghiệp. Chúng bao gồm:

Bước một: Xác định giá trị của doanh nghiệp bao gồm Giá trị của một công ty có thể được tạo nên từ ba thành phần chính:

  • Tài sản của công ty
  • Lợi nhuận của công ty
  • Tiềm năng tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận trong tương lai

Nên lưu ý rằng tài sản của doanh nghiệp không chỉ bao gồm các tài sản hữu hình như nhà máy, xưởng sản xuất, trang thiết bị, tòa nhà văn phòng,… Họ còn có cả những tài sản vô hình như bằng sáng chế, khả năng độc quyền, thương hiệu.

Doanh nghiệp sẽ sử dụng những tài sản này để tạo nên doanh thu và lợi nhuận của công ty. Lấy ví dụ về Hòa Phát (HPG), một doanh nghiệp sản xuất thép. Tài sản của họ là các nhà máy, và điều quan trọng là công suất của từng nhà máy. Nhưng với một doanh nghiệp bất động sản như CTCP Đầu tư Nam Long (NLG), tài sản của họ lại bao gồm quỹ đất và số căn hộ cho thuê.

Lợi nhuận của doanh nghiệp là số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí và các loại thuế. Cần xác định được sản phẩm hay dịch vụ nào đóng góp nhiều nhất vào số lợi nhuận tạo ra. Liệu rằng nguồn lợi nhuận này có thể bền vững trong dài hạn được không?

Lấy ví dụ, bạn đang xem xét công ty XYZ – một công ty dệt may. Lợi nhuận của XYZ tăng 60% trong nửa năm 2023, nhưng 90% nguồn lợi nhuận này lại đến từ việc đầu tư chứng khoán. Đây là một khoản lợi nhuận đột biến và chưa chắc sẽ có khả năng có lại trong tương lai.

Bước hai: Định giá doanh nghiệp hay cổ phiếu.

Định giá doanh nghiệp là hoạt động xác định giá trị thật của công ty. Bạn có thể sử dụng các chỉ số tài chính hoặc các mô hình định giá. Có hai phương pháp chính, đó là định giá so sánh và định giá theo chiết khấu dòng tiền. Định giá so sánh bao gồm các phương pháp định giá P/E, định giá P/B, định giá EV/EBITDA,… Định giá theo chiết khấu dòng tiền thì có các phương pháp FCFF, FCFE, DDM. Tuy nhiên, những mô hình định giá này rất phức tạp và thường được sử dụng bởi các chuyên gia.

4. Các nguyên tắc cần đảm bảo trong đầu tư giá trị

Mỗi cổ phiếu đều có một giá trị nội tại: Mỗi một cổ phiếu trên thị thường đều có một giá trị nội tại (hay giá trị thực) vì mỗi cổ phiếu là đại diện cho một phần quyền sở hữu trong công ty. Nhà đầu tư cần phải tính toán được giá trị nội tại của cổ phiếu bằng cách dựa trên các số liệu như: Chỉ số P/B (Giá trị sổ sách), hệ số P/E, dòng tiền, vốn chủ sở hữu, doanh thu, mô hình kinh doanh của doanh nghiệp hay lợi thế cạnh tranh trong ngành…

Luôn tuân thủ nguyên tắc biên an toàn: Nghĩa là luôn luôn mua cổ phiếu ở một mức biên an toàn. Nhà đầu tư chỉ mua cổ phiếu khi giá thị trường thấp hơn nhiều so với giá trị nội tại của cổ phiếu đó. Khi mức giá thị trường thấp hơn nhiều so với mức giá nội tại mà nhà đầu tư xác định thì khoảng chênh lệch giữa hai giá trị này được gọi là biên an toàn. Sự chênh lệch này cho phép giảm thiểu khả năng gặp rủi ro của mỗi quyết định đầu tư. Biên an toàn thường được tính theo tỷ lệ phần trăm (%).

Không tin vào giả thuyết thị trường hiệu quả: Giả thuyết thị trường hiệu quả có nghĩa là thị trường luôn luôn đúng, giá cổ phiếu phản ánh đầy đủ và chính xác giá trị thật của cổ phiếu. Những nhà đầu tư giá trị không tin vào giả thuyết này, thay vào đó họ tin rằng sẽ luôn có sự sai khác giữa giá trị thực và giá cổ phiếu. Tức là giá trị thực của cổ phiếu có thể cao hơn, có thể xấp xỉ và cũng có thể thấp hơn đáng kể so với giá cổ phiếu. Điều này có sự tác động của nhiều yếu tố như tình hình kinh tế chính trị, lạm phát…

Không đầu tư theo tâm lý đám đông: Trong đầu tư giá trị, nhà đầu tư chỉ quan tâm đến giá trị thực sự của cổ phiếu và không bị phụ thuộc vào việc mọi người nói gì hay làm gì. Cho nên nhà đầu tư giá trị sẽ bỏ qua tâm lý giao dịch mua – bán cổ phiếu theo đám đông.

Kiên nhẫn và thận trọng: Trong đầu tư giá trị nguyên tắc này đặc biệt cần chú ý. Nhà đầu tư giá trị chỉ quyết định đầu tư khi cơ hội xuất hiện. Nhà đầu tư giá trị có thể sẵn sàng bỏ qua nhiều cơ hội và không có thêm một khoản đầu tư nào trong suốt thời gian dài dù thị trường diễn biến rất tốt. Họ luôn kiên nhẫn và thận trọng trước mọi quyết định dựa vào sự phân tích, theo dõi thị trường.

Đầu tư chứng khoán nói chung đòi hỏi ở bạn rất nhiều hiểu biết về kiến thức chuyên môn, đặc biệt là phải có sự nhạy bén với thị trường này. Việc lựa chọn cho mình một chiến lược đầu tư phù hợp cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của bạn trong đầu tư kinh doanh.

Nên để trả lời cho câu hỏi, đầu tư giá trị có thực sự phù hợp với bản thân hay phương pháp nào là tối ưu nhất thì mời các bạn cùng xem tiếp các phần tiềp theo tại Xteam hoặc để lại thông tin để đội ngũ tư vấn hỗ trợ nhé!

Tiếp đến, bạn cũng có thể

MỞ TÀI KHOẢN chứng khoán

Sử dụng dịch vụ: TƯ VẤN ĐẦU TƯ

Sử dụng dịch vụ: QUẢN LÝ TÀI SẢN

Trả lời