Phân tích vĩ mô là gì? Và những vấn đề liên quan.

1. Phân tích vĩ mô là gì? Và những vấn đề liên quan.

1.1 Phân tích vĩ mô là gì?

Phân tích vĩ mô là việc phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và thị trường chứng khoán nói chung..

Môi trường vĩ mô (Macro Environment) là tập hợp của các yếu tố và điều kiện bên ngoài, không thể kiểm soát và không thể đoán trước được có kh

ả năng tác động, ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc ra quyết định và các hoạt động của doanh nghiệp.

1.2 Những vấn đề liên quan

 Đặc điểm của môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô tồn tại rất nhiều đặc điểm khác nhau, tuy nhiên nó có 03 đặc điểm chính bao gồm:

  • Các yếu tố nằm ở bên ngoài của môi trường vĩ mô thường có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ và bổ trợ lẫn nhau để cùng tác động đến các hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.
  • Các yếu tố bên trong môi trường vĩ mô như môi trường tự nhiên, công nghệ,… hay có tác động gián tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động chính của doanh nghiệp.
  • Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô đa số đều có sức ảnh hưởng đến tất cả mọi ngành khác nhau, mọi lĩnh vực của tất cả các tổ chức trong doanh nghiệp.
  • Môi trường vĩ mô ảnh hưởng phần lớn đến hành vi của người tiêu dùng liên quan đến chi tiêu và đầu tư.

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn diễn ra trong một môi trường nhất định, phản ánh các điều kiện hoặc yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào phạm vi, và đặc điểm của các điều kiện, người ta thường chia thành môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Trong đó:

  • Môi trường vi mô: phản ánh các yếu tố nội tại bên trong của DN
  • Môi trường vĩ mô: Phản ánh các yếu tố ngoại vi bên ngoài DN

 Phân tích môi trường vĩ mô người ta thường xem xét các khía cạnh:

  • Môi trường chính trị
  • Môi trường pháp luật
  • Môi trường kinh tế tài chính
  • Môi trường văn hóa xã hội

+ Môi trường chính trị

Mọi doanh nghiệp đều bị giới hạn bởi môi trường chính trị. Môi trường chính trị sẽ bao gồm những thể chế, luật pháp được ban hành bởi chính phủ quốc gia và những quy tắc về đạo đức sẽ được xây dựng bởi xã hội.

Nền chính trị trong một quốc gia sẽ luôn có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi thế chế chính trị sẽ kéo theo sự thay đổi về chính sách kinh tế xã hội, chi tiêu ngân sách, chính sách ngoại giao và an ninh quốc phòng. Sự ổn định của chính trị là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế và thị trường chứng khoán.

+ Môi trường pháp luật

Môi trường pháp luật trong phân tích vĩ mô là gì?

Luật pháp là định hình khuôn mẫu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hầu hết quốc gia sẽ áp dụng một mức thuế chung cho các doanh nghiệp. Những cũng có một số ngành nghề cần đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, quy trình sản xuất hay luật phòng cháy chữa cháy,… thì mới có thể hoạt động được. Ngoài ra có một số sản phẩm thiết yếu như dược phẩm, thiết bị y tế muốn đưa ra thị trường cần đạt được những tiêu chuẩn nhất định về chất lượng.

Những thay đổi trong luật pháp của quốc gia có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, vì mọi tổ chức hoạt động trong khuôn khổ luật pháp và tuân thủ nghiêm ngặt các luật này. Những luật này có thể bao gồm luật lương tối thiểu, luật an toàn cho người lao động, luật công ty, luật công đoàn…Tuy hiện nay hầu hết các quốc gia đang áp dụng nền kinh tế thị trường, tự do thông thương nhưng vẫn còn một vài quốc gia áp dụng mô hình bao cấp, đóng cửa thông thương.

+ Môi trường kinh tế tài chính

Môi trường kinh tế bao gồm một số yếu tố như bản chất và cơ cấu của nền kinh tế, nguồn lực sẵn có, mức thu nhập, GDP, tỷ lệ tăng trưởng thực tế GDP, tỷ lệ lạm phát, mức độ phát triển kinh tế, phân phối thu nhập, các yếu tố sản xuất, chính sách kinh tế, điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách cấp phép, thất nghiệp… có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp hoặc cá nhân hiện đang tồn tại trong nền kinh tế đó.

Khi mà nền kinh tế đi xuống, người tiêu dùng sẽ có xu hướng tiết kiệm, lựa chọn những sản phẩm vừa đủ phục vụ cho nhu cầu của bản thân và gia đình. Ngược lại khi nền kinh tế đi lên thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm thoải mái hơn, dễ chi trả cho những sản phẩm – dịch vụ có giá trị cao, đắt tiền.

+ Môi trường văn hóa xã hội

Môi trường văn hóa xã hội trong phân tích vĩ mô là gì?

Xã hội và Văn hóa là một bộ phận quan trọng của môi trường kinh doanh. Xã hội hình thành các chuẩn mực niềm tin, giá trị, thái độ và nguyên tắc của con người. Trong khi đó, môi trường văn hóa bao gồm các yếu tố tác động đến giá trị cơ bản, đến nhận thức, tính cách, sở thích của những người đang sống trong xã hội đó. Các yếu tố văn hóa này chính là một trong các nhân tố chính để định hình niềm tin, giá trị cơ bản, phong cách sống của một cá nhân đang lớn lên trong xã hội đó.

Thông qua văn hóa – xã hội nó sẽ tác động đến quan điểm, cách nhìn nhận của người tiêu dùng về doanh nghiệp hay những sản phẩm – dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Những sự thay đổi về đặc điểm văn hóa – xã hội trong chiến lược marketing là điều tất yếu để có thể tiếp cận cũng như đáp ứng đúng nhu cầu của các khách hàng, có thể tồn tại và phát triển dài lâu.

+ Các môi trường khác

Ngoài những môi trường đã nêu trên, tùy theo nhu cầu mà phân tích môi trường vĩ mô còn để cập đến các môi trường khác như:

  • Môi trường nhân khẩu học
  • Môi trường tự nhiên hay hệ sinh thái
  • Môi trường công nghệ
  • Môi trường hội nhập kinh tế quốc tế…

Các yếu tố vĩ mô và chứng khoán

  • Tổng sản phẩm quốc nội – GDP:
  • Lạm phát
  • Lãi suất
  • Tỷ lệ thất nghiệp
  • Tỷ giá hối đoái
  • Dự trữ ngoại tệ:
  • Các yếu tố vĩ mô khác….

 

Tiếp đến, bạn cũng có thể

MỞ TÀI KHOẢN chứng khoán
Sử dụng dịch vụ: TƯ VẤN ĐẦU TƯ
Sử dụng dịch vụ: QUẢN LÝ TÀI SẢN

Trả lời