[Ngành Viễn thông ] – Thêm một bước tiến hướng đến thương mại hóa mạng 5G

  • Sau một vài lần trì hoãn, cuộc đấu giá băng tần 5G tổ chức ngày 8/3/2024 đã thành công với Viettel là doanh nghiệp trúng đấu giá khối băng tần B1 (2,5-2,6 GHz). Các cuộc đấu giá tiếp theo cho 2 khối băng tần khác – khối C2 (3,7-3,8 GHz) vào ngày 19/3 và khối C3 (3,8-3,9 GHz) vào ngày 14/3 – dự kiến sẽ có thêm hai nhà mạng khác trúng đấu giá.
  • Các nhà mạng trúng đấu giá sẽ được cấp giấy phép triển khai thương mại mạng 5G, thúc đẩy nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng mới để hỗ trợ triển khai thương mại hóa.
  • CTR, cổ phiếu hàng đầu trong lĩnh vực hạ tầng viễn thông Việt Nam, là lựa chọn hàng đầu của HSC trong câu chuyện 5G này. Được hậu thuẫn bởi công ty mẹ Viettel, nhà mạng lớn nhất Việt Nam, CTR đã sẵn sàng dẫn đầu kế hoạch xây dựng các trạm BTS của Viettel. HSC hiện khuyến nghị Mua vào đối với CTR với giá mục tiêu là 120.600đ (tiềm năng tăng giá 15%).

Đấu giá thành công băng tần 5G

Sau nhiều lần trì hoãn (do các vấn đề khác nhau và thay đổi trong kế hoạch) thì cuối cùng các cuộc đấu giá băng tần 5G được mong đợi từ lâu cũng diễn ra trong tháng này. Viettel đã trúng đấu giá khối băng tần đầu tiên, khối B1 (2,5-2,6 Ghz), vào ngày 8/3 với mức giá cao nhất là 7.533 tỷ đồng (so với giá khởi điểm 3.983 tỷ đồng). Hai phiên đấu giá cho 2 khối băng tần còn lại (C2: 3,7-3,8 GHz và C3: 3,8-3,9 Ghz) sẽ diễn ra lần lượt vào ngày 14/3 (C3) và 19/3 (C2); chúng tôi kỳ vọng các phiên đấu giá tới cũng sẽ diễn ra thành công.

Lưu ý, mỗi nhà mạng chỉ có thể đấu giá tối đa cho một khối băng tần. Do đó, sự kiện lần này sẽ có tối đa 3 nhà mạng trúng thầu cho 3 khối.

Cơ sở hạ tầng cần có trước khi triển khai thương mại hóa mạng 5G

Các nhà mạng trúng đấu giá sẽ được cấp giấy phép triển khai thương mại mạng 5G và được yêu cầu xây dựng tối thiểu 3.000 trạm BTS 5G trên toàn quốc trong vòng 2 năm để làm cơ sở hạ tầng hỗ trợ triển khai thương mại hóa. Đây mới chỉ là yêu cầu tối thiểu cho thấy quyết tâm của nhà mạng trong việc triển khai thương mại hóa mạng 5G, còn yêu cầu/nhu cầu xây dựng trạm BTS 5G thực tế nhiều khả năng vượt xa yêu cầu tối thiểu.

CTR là lựa chọn hàng đầu (khuyến nghị Mua vào, giá mục tiêu 120.600đ)

CTR, cổ phiếu dẫn đầu trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng viễn thông, là lựa chọn hàng đầu của HSC trong câu chuyện 5G. Có được sự hỗ trợ từ công ty mẹ Viettel (nhà mạng lớn nhất Việt Nam sở hữu 66% cổ phần của CTR và vừa thắng đấu giá khối băng tần 5G đầu tiên), CTR đã trở thành một doanh nghiệp tích hợp tham gia vào nhiều lĩnh vực của ngành viễn thông bao gồm vận hành mạng lưới, xây dựng và cho thuê hạ tầng. Tất cả những mảng kinh doanh này đều sẽ hưởng lợi từ việc thương mại hóa mạng 5G; trong đó, mảng cho thuê hạ tầng (với trụ cột là các trạm BTS) dự kiến sẽ có sự tăng trưởng đột phá do nhu cầu xây dựng hàng loạt các trạm BTS 5G. CTR gần đây đã tiết lộ dự báo sơ bộ mảng cho thuê hạ tầng viễn thông, theo đó doanh thu mảng này giai đoạn 2025-2030 dự báo tăng trưởng với tốc độ CAGR là 25% theo kịch bản cơ sở.

HSC hiện khuyến nghị mua vào đối với CTR với giá mục tiêu 120.600đ (tiềm năng tăng giá 15%) và đang xem xét lại khuyến nghị và giá mục tiêu này. Sau khi giá cổ phiếu tăng mạnh lần lượt 8% và 20% trong 1 tháng & 3 tháng qua, CTR đang giao dịch với EV/EBITDA dự phóng năm 2024 và 2025 lần lượt là 12 lần và 8,8 lần, tương đương EV/EBITDA trượt dự phóng 1 năm là 11,3 lần, cao hơn bình quân từ năm 2021 ở mức 8,8 lần, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các công ty cùng ngành trên thế giới. Ngoài ra, chúng tôi tin rằng CTR xứng đáng được định giá lại ở mặt bằng cao hơn trên cơ sở triển vọng mạnh mẽ. Lưu ý, cho giai đoạn 3 năm (2023-2026), HSC hiện dự báo EBITDA của CTR tăng trưởng với tốc độ CAGR là 28%; còn cho giai đoạn 5 năm (2023-2028), chúng tôi dự báo sơ bộ EBITDA sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 25%.

Giai đoạn mới cho cơ sở hạ tầng viễn thông; khuyến nghị Mua vào đối với CTR

HSC kỳ vọng việc triển khai thương mại hóa mạng 5G sẽ bắt đầu diễn ra trong năm nay sau các cuộc đấu giá băng tần 5G, với khối băng tần đầu tiên đấu giá thành công vào ngày 8/3/2024. Việc đấu giá thành công những khối băng tần này sẽ khởi động một giai đoạn chi tiêu mới cho cơ sở hạ tầng, tập trung vào việc xây dựng mạng lưới viễn thông thế hệ tiếp theo. Trong câu chuyện 5G, HSC ưa thích cổ phiếu CTR (khuyến nghị Mua vào, giá mục tiêu 120.600đ, doanh nghiệp hàng đầu lĩnh vực cơ sở hạ tầng viễn thông). Triển vọng tăng trưởng của Công ty được hỗ trợ bởi công ty mẹ Viettel (sở hữu 66% cổ phần CTR) là Tập đoàn viễn thông hàng đầu Việt Nam.

Hướng đến thực hiện thương mại hóa mạng 5G trong năm nay

Việt Nam hiện đang đi sau một số quốc gia khác (trên toàn cầu và trong khu vực) về thương mại hóa mạng 5G. Trong nhóm ASEAN-6 (gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam), Việt Nam hiện là quốc gia duy nhất chưa thương mại hóa mạng 5G.

Mạng 5G đã được Việt Nam thí điểm kỹ thuật thành công vào năm 2019 và dự định triển khai thương mại ngay sau đó. Tuy nhiên, kể từ năm 2020 cho đến nay, kế hoạch này đã bị trì hoãn khi các nhà mạng không dành sự quan tâm đến việc triển khai thương mại hóa 5G do chi phí phát triển cao và thiếu các ứng dụng trên nền tảng 5G trong thời kỳ đầu.

Các nhà mạng đã sẵn sàng triển khai thương mại mạng 5G

Đến thời điểm hiện tại, phần lớn những lo ngại của các nhà mạng về việc thương mại hóa 5G đã được giải quyết.

  • Đã 5 năm kể từ lần thử nghiệm kỹ thuật cuộc gọi 5G đầu tiên, chi phí thiết bị 5G đã giảm đáng kể xuống chỉ còn 1/4 so với năm 2019 (theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng). Các khoản đầu tư vào giai đoạn này có thể đem lại hiệu quả tài chính sau khi nhà mạng đạt được quy mô phủ sóng cần thiết. Do đó, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cũng khuyến khích các nhà mạng hướng đến mục tiêu phủ sóng 5G 100% dân số thay vì chỉ tập trung vào các tỉnh thành lớn.
  • Trong khi đó, dù người dùng cá nhân chưa có nhu cầu cao về 5G trong các dịch vụ thông thường (gọi điện, nhắn tin và sử dụng dữ liệu internet) thì các khách hàng doanh nghiệp lại có vẻ quan tâm hơn. Việc triển khai thương mại mạng 5G dự kiến sẽ khác biệt so với các thế hệ mạng trước đó, vì đối tượng chính sẽ là doanh nghiệp (B2B) thay vì người dùng cá nhân (B2C).

HSC kỳ vọng Việt Nam sẽ thu hút FDI vào lĩnh vực sản xuất với hàm lượng công nghệ ngày càng cao (để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế), do đó các ứng dụng sử dụng 5G cho doanh nghiệp (B2B) sẽ nhanh chóng gia tăng. Bộ TT&TT cũng yêu cầu các nhà mạng dành một phần nhất định trong doanh thu hằng năm cho việc nghiên cứu phát triển các ứng dụng trên nền tảng 5G, nhất là đối với ngành công nghiệp. Chi tiêu hiện tại mà các nhà mạng Việt Nam dành cho việc nghiên cứu phát triển các ứng dụng 5G trong lĩnh vực công nghiệp còn rất thấp (chỉ 0,1% doanh thu hằng năm, trong khi con số này ở Trung Quốc là 3-4%).

Với những yếu tố nêu trên và sự khuyến khích từ Bộ TT&TT, ba nhà mạng lớn nhất Việt Nam – Viettel, VNPT và Mobifone (đều 100% vốn nhà nước) – có vẻ đã sẵn sàng triển khai thương mại hóa mạng 5G.

Đấu giá thành công băng tần 5G

Sau nhiều lần trì hoãn trong năm ngoái do các vấn đề kỹ thuật và thay đổi trong kế hoạch thì cuối cùng các cuộc đấu giá băng tần 5G được mong đợi từ lâu cũng diễn ra trong tháng này. Lần này sẽ có 3 khối băng tần được đưa ra đấu giá – B1 (2,5-2,6 GHz), C2 (3,7-3,8 GHz), và C3 (3,8-3,9 GHz). Thông tin chi tiết về các kế hoạch đấu giá cho lần này (và hai lần trước đó) được trình bày trong Bảng 1.

Trong 3 khối băng tần, khối B1 được cho là vượt trội hơn vì có thể phủ sóng với bán kính rộng gấp 1,3 lần so với 2 khối còn lại. Băng tần B1 cũng có thể sử dụng được cho cả mạng 4G và 5G, nên nhà mạng trúng đấu giá có thể vừa cải thiện chất lượng mạng 4G vừa triển khai mạng 5G, còn nhà mạng trúng thầu 2 băng tần còn lại chỉ có thể sử dụng chúng cho mạng 5G.

Viettel đã trúng đấu giá khối băng tần B1 (2,5-2,6 GHz) vào ngày 8/3 với mức giá cao nhất là 7.533 tỷ đồng (so với giá khởi điểm 3.983 tỷ đồng). Hai phiên đấu giá cho 2 khối băng tần còn lại sẽ diễn ra lần lượt vào ngày 14/3 (C3) và 19/3 (C2); chúng tôi kỳ vọng các phiên đấu giá này cũng sẽ diễn ra thành công.

Chu kỳ mới cho đầu tư cơ sở hạ tầng

Các nhà mạng trúng đấu giá sẽ được cấp giấy phép triển khai thương mại mạng 5G và được Bộ TT&TT yêu cầu xây dựng tối thiểu .000 trạm BTS 5G trên toàn quốc trong vòng 2 năm để làm cơ sở hạ tầng hỗ trợ triển khai thương mại hóa. Đây mới chỉ là yêu cầu tối thiểu cho thấy quyết tâm của nhà mạng trong việc triển khai thương mại hóa mạng 5G, còn nhu cầu xây dựng trạm BTS 5G thực tế nhiều khả năng vượt xa yêu cầu tối thiểu này.

Chẳng hạn, Viettel hiện sở hữu khoảng 50.000 trạm BTS (tính theo số lượng địa điểm, đã bao gồm các trạm của CTR) trong tổng số 100.000 trạm BTS toàn quốc, tương đương mật độ 1 trạm BTS trên 1.000 dân. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, để đảm bảo chất lượng mạng 5G, Viettel cần phải nhân đôi số trạm BTS hiện tại (tương đương cần bổ sung thêm 50.000 trạm mới).

Để đem lại hiệu quả tài chính, các nhà mạng cần mở rộng quy mô nhanh chóng, từ đó kích hoạt một chu kỳ đầu tư hạ tầng mới.

Đối với các nhà mạng, cơ sở hạ tầng là yếu tố then chốt để giành thị phần. Viettel, nhà mạng di động lớn nhất Việt Nam với 56% thị phần thuê bao, nổi tiếng với việc giành được thị phần nhờ chiến lược xây dựng trạm BTS hàng loạt trong thời gian ngắn.

Duy trì khuyến nghị Mua vào đối với CTR – cách tốt nhất để tham gia vào câu chuyện 5G ở Việt Nam

CTR, cổ phiếu hàng đầu trong lĩnh vực hạ tầng viễn thông của Việt Nam, là lựa chọn hàng đầu của HSC trong câu chuyện 5G. Có được sự hỗ trợ từ công ty mẹ Viettel (nhà mạng lớn nhất Việt Nam sở hữu 66% cổ phần của CTR), CTR đã trở thành một doanh nghiệp tích hợp tham gia vào nhiều lĩnh vực của ngành viễn thông bao gồm vận hành mạng lưới, xây dựng và cho thuê hạ tầng. Tất cả những mảng kinh doanh này đều sẽ hưởng lợi từ việc thương mại hóa mạng 5G, trong đó, mảng cho thuê hạ tầng (với trụ cột là các trạm BTS) dự kiến sẽ có sự tăng trưởng đột phá do nhu cầu xây dựng hàng loạt các trạm BTS 5G.

  • Mảng vận hành mạng lưới: Các hợp đồng mới trúng thầu gần đây trị giá 15,9 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2024-2026 là dựa trên hạ tầng hiện tại (chưa tính đến hạ tầng 5G). Do đó, HSC dự báo doanh thu mảng vận hành mạng lưới có thể tăng trưởng vượt dự báo nếu việc thương mại hóa mạng 5G được triển khai trong giai đoạn này.
  • Mảng xây dựng: Doanh thu từ mảng xây dựng hạ tầng viễn thông đã giảm từ năm 2020 do hạ tầng 4G đã dần hoàn thiện. Các giả định hiện tại của chúng tôi chưa tính đến doanh thu xây dựng hạ tầng 5G. Nên mảng này cũng có tiềm năng vượt dự báo.
  • Mảng cho thuê hạ tầng viễn thông: HSC hiện giả định việc triển khai xây dựng trạm BTS 5G sẽ bắt đầu từ năm 2026. Nếu việc xây dựng bắt đầu sớm hơn, định giá của chúng tôi theo phương pháp DCF sẽ có thể điều chỉnh tăng.

CTR gần đây công bố kế hoạch xây dựng 5.000 trạm BTS mới trong năm 2024 với chi phí 1.460 tỷ đồng, trong đó 3.500 trạm BTS sẽ đi vào hoạt động trong cùng năm (so với ước tính của chúng tôi là 4.000 trạm BTS mới được xây dựng và vận hành trong năm 2024). Điều này sẽ nâng mục tiêu tổng số trạm BTS lên 9.975 trạm vào cuối năm 2024, giúp củng cố vị thế của CTR là doanh nghiệp TowerCo hàng đầu Việt Nam (cũng như top 10 ASEAN và top 30 toàn cầu).

Trong giai đoạn 2025-2030, CTR dự kiến xây thêm 2.000 trạm BTS mỗi năm, tuy nhiên con số này có thể tăng lên đáng kể nếu xảy ra kịch bản bùng nổ mạng 5G. Dựa trên kế hoạch xây dựng trạm BTS này, doanh thu mảng cho thuê trạm BTS của CTR sẽ đạt 2 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2030 (gấp 4,7 lần so với năm 2023; không bao gồm doanh thu từ các mảng phụ khác như mạng lưới cáp và mảng điện mặt trời); tương đương trong giai đoạn 2023-2030, doanh thu mảng cho thuê hạ tầng dự báo tăng trưởng với tốc độ CAGR đạt 25%.

HSC hiện khuyến nghị Mua vào đối với CTR với giá mục tiêu 120.600đ (tiềm năng tăng giá 15%) và đang xem xét lại khuyến nghị và giá mục tiêu này. Sau khi giá cổ phiếu tăng mạnh lần lượt 8% và 20% trong 1 tháng & 3 tháng qua, CTR đang giao dịch với EV/EBITDA dự phóng năm 2024 và 2025 lần lượt là 12 lần và 8,8 lần, tương đương EV/EBITDA trượt dự phóng 1 năm là 11,3 lần, cao hơn bình quân từ năm 2021 ở mức 8,8 lần, nhưng vẫn rẻ so với các công ty cùng ngành trên thế giới. Tuy nhiên, trên cơ sở triển vọng mạnh mẽ, HSC tin rằng cổ phiếu CTR xứng đáng được định giá lại ở mặt bằng cao hơn. Lưu ý, cho giai đoạn 3 năm (2023-2026), HSC hiện dự báo EBITDA của CTR tăng trưởng với tốc độ CAGR là 28%; còn cho giai đoạn 5 năm (2023-2028), chúng tôi dự báo sơ bộ EBITDA sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 25%.

Nguồn: Research HSC

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Báo cáo này, Bản quyền thuộc về CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC), được HSC hoặc một trong các chi nhánh viết và phát hành để phân phối tại Việt Nam và nước ngoài; phục vụ cho các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp là khách hàng của HSC. X-TEAM trích đăng báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo. X-TEAM sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp.

Sau đó, mời bạn 

MỞ TÀI KHOẢN chứng khoán

Sử dụng dịch vụ: TƯ VẤN CHUYÊN SÂU

Sử dụng dịch vụ: QUẢN LÝ TÀI SẢN

Trả lời