Ngành Viễn thông: Kế hoạch đấu giá tiếp tục trì hoãn nhưng là thông tin tích cực đối với việc phát triển mạng 5G

  1. Ngày 6/12/2023, Bộ Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) đã hủy bỏ kế hoạch đấu giá cho băng tần 2,5-2,6 GHz do đợt đấu giá này chỉ có một đơn vị trúng thầu để trở thành nhà cung cấp dịch vụ mạng 5G duy nhất.
  2. Theo đó, Bộ TT&TT hiện lên kế hoạch tổ chức đấu giá đồng thời cho cả dải băng tần 2,5-2,6 GHz và 3,7-3,9 GHz, từ đó giúp gia tăng số lượng băng tần được lên kế hoạch để phục vụ mạng 5G và số lượng nhà mạng có thể tham gia đấu giá. HSC cho rằng đây là một thông tin tích cực đối với việc phát triển mạng 5G.
  3. HSC tiếp tục ưa thích cổ phiếu CTR nhờ câu chuyện 5G. Mặc dù kế hoạch đấu giá sẽ tiếp tục chậm trễ so với kế hoạch ban đầu nhưng chúng tôi cho rằng việc số lượng nhà mạng tham gia cuộc đua 5G tăng lên sẽ giúp nâng cao triển vọng dài hạn của CTR do các nhà mạng sẽ phải cạnh tranh về tốc độ triển khai mạng 5G.

1. Số lượng băng tần 5G đấu giá tăng lên mặc dù kế hoạch đầu giá hiện đang chậm trễ

Bộ TT&TT hiện lên kế hoạch tổ chức đấu giá đồng thời cho cả băng tần 2.600 MHz và 3.700 MHz, từ đó tạo điều kiện cho nhiều nhà mạng trúng thầu và giúp gia tăng số lượng nhà mạng tham gia vào quá trình triển khai thương mại mạng 5G của Việt Nam. Mặc dù thời điểm đấu giá có thể tiếp tục chậm trễ thêm một chút so với các kế hoạch ban đầu, nhưng HSC đánh giá tích cực từ sự điều chỉnh này đối với CTR do số lượng nhà mạng tham gia tăng lên sẽ làm gia tăng mức độ cạnh tranh và đẩy nhanh tốc độ triển khai mạng.

2. Cập nhật băng tần 5G: Hủy kế hoạch đầu thầu băng tần 2.500-2.600 MHz

Ngày 11/8/2023, Bộ TT&TT tuyên bố hủy bỏ kế hoạch đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần viễn thông ở dải băng tần 2.500-2.600 MHz. Kế hoạch đấu giá này đã được phê duyệt vào ngày 25/10/2023 (thông qua Quyết định 2041/QĐ-BTTTT) sau cuộc đấu giá đầu tiên thất bại vào tháng 5-6/2023 do các điều khoản không thuận lợi (giá khởi điểm cao và lịch trình thanh toán chặt chẽ). Mời xem Báo cáo ngành: ‘Ngành Viễn thông: Thông qua kế hoạch đấu giá băng tần lần 2’, HSC, xuất bản ngày 7/11/2023.
Trước đó, Ủy Ban Quản Lý Vốn Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp (CSMC) đã có ý kiến gửi Bộ TT&TT về phương án đấu giá băng tần 2.500-2.600 MHz. Theo đó, sau khi nghiên cứu yêu cầu của 2 nhà mạng 100% vốn nhà nước (VNPT và Mobifone, nhà mạng lớn thứ 2 và thứ 3 tại Việt Nam), CSMC nhận định rằng kế hoạch đấu giá 1 dài băng tần có thể phản tác dụng và tạo ra lợi thế cạnh tranh không lành mạnh trong cuộc đua 5G.
Lưu ý rằng trong phiên đấu giá trước đó, băng tần 2.300-2.400 MHz được chia thành 3 khối băng thông với mỗi khối 30 MHz để tương thích với công nghệ 4G. Tuy nhiên, trong phiên đấu giá thứ 2 đối với băng tần 2.500-2.600 MHz, chỉ có một khối băng thông 100 MHz được đề xuất.

3. Kế hoạch mới đưa ra nhiều gói thầu băng tần 5G hơn

Do đó, nhằm tạo điều kiện cho nhiều nhà mạng tham gia cuộc đua 5G, Bộ TT&TT hiện đã quyết định tổ chức đấu giá thêm cho cả băng tần 3.700-3.900 MHz. Hai cuộc đấu giá (cho băng tần 2.600 MHz và 3.700 MHz) sẽ được tổ chức đồng thời. Do đó, cơ hội trúng thầu có thể đến với nhiều nhà mạng hơn và việc nhiều hơn một nhà mạng có thể tham gia vào cuộc đua 5G sẽ giúp loại bỏ rủi ro độc quyền.

Theo Bộ TT&TT, các băng tần đấu giá (khoảng 2.600 MHz và 3.700 MHz) sẽ được chia thành các khối băng thông 80-100 MHz để tương thích với mạng 5G.

Theo ước tính từ GSMA, tập đoàn công nghiệp di động, các nhà mạng Việt Nam sẽ cần tổng lượng băng tần khoảng 1.700-2.200 MHz ở dải băng thông 1-7 GHz từ giờ đến năm 2030 để phát triển mạng 5G. Do đó, bên cạnh băng tần 2.600 MHz và 3.700 MHz sắp được đấu giá, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục nghiên cứu và lên kế hoạch công bố các băng tần khác cho mạng 5G trong thời gian tới.

Trong ngắn hạn, nhu cầu về băng tần 5G có thể được giải quyết nhờ việc ngừng hoạt động dần mạng 2G & 3G trong năm tới từ đó tạo dư địa băng tần sẵn có để phát triển mạng 4G & 5G. Lưu ý rằng Bộ TT&TT đã phê duyệt kế hoạch ngừng hoạt động mạng 2G chậm nhất vào tháng 9/2024, đồng thời đang xem xét việc ngừng hoạt động mạng 3G vào năm 2026. Một số nhà mạng đã khởi động quá trình ngừng hoạt động trạm BTS 2G & 3G tại những khu vực có nhu cầu thấp.

4. Triển vọng dài hạn của CTR được củng cố

Mặc dù cuộc đấu giá băng tần có thể chậm trễ so với kế hoạch ban đầu nhưng HSC nhận thấy việc số lượng nhà mạng tham gia vào cuộc đua 5G gia tăng sẽ củng cố triển vọng dài hạn của CTR do mức độ cạnh tranh về tốc độ triển khai mạng 5G có thể tăng lên.

CTR vẫn là lựa chọn hàng đầu của chúng tôi nhờ hưởng lợi từ (i) sự chuyển đổi từ mạng 2G & 3G sang 4G và (ii) triển khai thương mại mạng 5G. Viettel nhiều khả năng sẽ là công ty đi tiên phong trong việc phát triển mạng 5G với vị thế là nhà mạng hàng đầu Việt Nam với thị phần thống trị (trên 50%). Do đó, CTR sẽ hưởng lợi từ sự kiện này, đặc biệt là mảng cho thuê hạ tầng viễn thông (TowerCo), do việc phát triển mạng 5G sẽ đẩy mạnh nhu cầu xây dựng trạm BTS 5G ở quy mô lớn. Tỷ suất lợi nhuận mảng cho thuê hạ tầng viễn thông rất cao với tỷ suất EBITDA khoảng 60%.

HSC hiện khuyến nghị Mua vào với giá mục tiêu là 106.000đ (tiềm năng tăng giá 20%). Chúng tôi duy trì dự báo với lợi nhuận thuần đạt 528 tỷ đồng cho năm 2023 (tăng trưởng 19%, tương đương lợi nhuận thuần Q4/2023 đạt 155 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ và tăng 10% so với quý trước) và 626 tỷ đồng cho năm 2024 (tăng trưởng 18%). HSC giả định CTR sẽ bắt đầu xây dựng trạm BTS 5G từ năm 2026 nên các dự báo hiện tại của chúng tôi cho năm 2024-2025 vẫn chưa bao gồm việc triển khai mạng 5G. Do đó, mô hình dự báo hiện tại của chúng tôi chưa bao gồm tiềm năng từ việc triển khai mạng 5G sớm hơn dự kiến.

Nguồn: Research HSC
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Báo cáo này, Bản quyền thuộc về CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC), được HSC hoặc một trong các chi nhánh viết và phát hành để phân phối tại Việt Nam và nước ngoài; phục vụ cho các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp là khách hàng của HSC. X-TEAM trích đăng báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo. X-TEAM sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp.

Sau đó, mời bạn 

MỞ TÀI KHOẢN chứng khoán
Sử dụng dịch vụ: TƯ VẤN CHUYÊN SÂU
Sử dụng dịch vụ: QUẢN LÝ TÀI SẢN

Trả lời