Phân tích cơ bản là gì? Phân tích kỹ thuật là gì?

1. Phân tích cơ bản là gì?  Ưu và nhược điểm của phân tích cơ bản.

1.1 Phân tích cơ bản là gì?

Phân tích cơ bản ( tên tiếng anh: Fundamental analysis) là phương pháp dùng để đo lường giá trị hiện tại của chứng khoán bằng cách kiểm tra các yếu tố có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và tiềm năng phát triển của công ty trong tương lai. Các nhà phân tích cơ bản sẽ nghiên cứu tất cả những yếu tố có ảnh hưởng đến giá trị của cổ phiếu, từ các yếu tố kinh tế vĩ mô như: trạng thái của nền kinh tế, điều kiện ngành đến các yếu tố kinh tế vi mô như hiệu quả quản lý của công ty…

1.2 Ưu và nhược điểm của phân tích cơ bản.

Ưu điểm:

Phương pháp này phù hợp hơn cho việc dự đoán giá cổ phiếu và cho quyết định đầu tư trong dài hạn.

Giúp cho nhà đầu tư có thể lựa chọn công ty tốt để đầu tư và nhận biết được các yếu tố chủ yếu tác động đến giá trị của công ty.

Nhược điểm: 

Sử dụng phương pháp này tốn nhiều thời gian và công sức do phải tiếp cận và xử lí một khối lượng lớn các thông tin kinh tế và tài chính.

Mức độ chính xác của kết quả phân tích bị hạn chế, bởi lẽ nó phụ thuộc vào tính chính xác của thông tin đặc biệt là báo cáo tài chính.

Mặt khác, trong phân tích cơ bản có nhiều biến số phải tính đến và giá trị của các biến số này một phần mang tính chủ quan của người phân tích.

Một hạn chế không nhỏ của phân tích cơ bản là bỏ qua yếu tố tâm lí của nhà đầu tư trên thị trường.

 2. Phân tích kỹ thuật là gì? Ưu và nhược điểm của phân tích cơ bản.

2.1 Phân tích kỹ thuật là gì? 

TA là một phương pháp được sử dụng trong ngành tài chính để dự đoán xu hướng giá của các công cụ tài chính như cổ phiếu, chỉ số chứng khoán, tiền điện tử, hàng hóa, chứng khoán phái sinh, và nhiều hơn nữa. Phương pháp này dựa trên việc nghiên cứu các biểu đồ giá, mẫu hình giá và các chỉ báo kỹ thuật khác để xác định xu hướng giá trong tương lai

2.2 Ưu và nhược điểm của PTKT:

Ưu điểm:

Diễn biến giá thường đi trước phân tích cơ bản, bằng cách tập trung vào diễn biến giá cả, các nhà phân tích kỹ thuật có thể dự đoán được xu hướng giá trong tương lai.

Phân tích kỹ thuật cho kết quả nhanh, không cần sử dụng đến nhiều kiến thức tài chính để bắt đầu.

Phân tích kỹ thuật giúp các nhà đầu tư xác định thời điểm giao dịch (vào lệnh, chặn lỗ, chốt lời,..) với tỷ lệ chính xác cao. Nhờ vào chỉ báo và các mô hình được phát triển bởi các nhà đầu tư lão luyện, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, các trader chứng khoán sử dụng phương pháp giao dịch này có thể thiết lập các lệnh thị trường một cách phù hợp.

Với vô vàn các chỉ báo kỹ thuật và mô hình giá, phương pháp giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật tạo ra sự đa dạng cho các trader chứng khoán. Từ đó, các nhà giao dịch có thể thỏa mái lựa chọn công cụ chỉ báo phù hợp với phong cách và mục tiêu bản thân

Nhược điểm:

Không phải tất cả các mô hình và chỉ báo đều đưa ra tín hiệu chính xác ở mọi thời điểm, nó chỉ mang tính chất tương đối. Do đó bạn có thể kết hợp nhiều công cụ lại với nhau để đưa ra dự đoán đúng đắn hơn.

Các nhà đầu tư vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi tâm lý giao dịch và vì thế ảnh hưởng đến quyết định giao dịch của mình.

Một số chỉ báo kỹ thuật chậm và dễ bị thao túng bởi các nhà đầu tư tay to, đội lái.

Phân tích kỹ thuật phụ thuộc vào tính chủ quan của trader: nếu nhà đầu tư tin vào thị trường pullish thì có thể kết quả phân tích sẽ nghiêng về hướng thị trường tăng và ngược lại.

Trong một số thị trường tài chính, phân tích kỹ thuật phải được kết hợp với phân tích cơ bản, đặc biệt là thị trường chứng khoán.

 

 

Trả lời